• 08.38438338 (Ext. 300)
  • This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Diễn đàn giáo dục

PHẢI LÀM GÌ NẾU TRẺ NÓI VỚI BẠN RẰNG TRẺ BỊ XÂM HẠI?

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Ở bài viết này, FasTracKids Việt Nam xin chia sẻ với cha mẹ ở góc độ xâm hại tìn.h d.ụ.c, một vấn đề gây nỗi đau rất lớn cho cả người trong và ngoài cuộc. Đau lòng hơn cả, khi thời gian qua, nhiều vụ án liên quan câu chuyện này lại nhan nhản xảy ra. Hệ lụy để lại là sự tổn hại cả về thể xác lẫn tinh thần. Chúng ta tự hỏi, liệu có thể chữa lành “vết thương” này, khi nó trở thành nỗi ám ảnh trong trẻ và gia đình trẻ?

“Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại t.ì.n.h d.ụ.c, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.”  (Theo Thư viện Pháp Luật)

Và ở bài viết này, FasTracKids Việt Nam xin chia sẻ với cha mẹ ở góc độ xâm hại tìn.h d.ụ.c, một vấn đề gây nỗi đau rất lớn cho cả người trong và ngoài cuộc. Đau lòng hơn cả, khi thời gian qua, nhiều vụ án liên quan câu chuyện này lại nhan nhản xảy ra. Hệ lụy để lại là sự tổn hại cả về thể xác lẫn tinh thần. Chúng ta tự hỏi, liệu có thể chữa lành “vết thương” này, khi nó trở thành nỗi ám ảnh trong trẻ và gia đình trẻ?

Chẳng có cha mẹ nào muốn nghĩ rằng, xâm hại tìn.h d.ụ.c có thể xảy đến với con của mình. Nếu bạn nghi ngờ điều này đang xảy ra với con mình hoặc trẻ nói với bạn về xâm hại t.ì.n.h d.ụ.c, bạn nên:

1. Bình tĩnh. Lắng nghe. Dành thời gian nói chuyện riêng với trẻ.

Từ tốn, để trẻ nói theo cách trẻ muốn. Không ngắt lời trẻ. Hãy cho trẻ có cảm giác được an tâm, nói ra là điều tốt.

2. Khẳng định với trẻ: Con không có lỗi

“Không sao con nhé, con không làm sai, người đó là ai dạ con?”

Nếu bạn tức giận, hãy đảm bảo rằng, trẻ biết là bạn không phải tức giận với trẻ.

3. Chấp nhận cảm xúc của trẻ

Trẻ có thể sợ hãi, khóc, tức giận, lo lắng, hoảng loạn.

Hãy nói với trẻ rằng những cảm xúc hiện giờ của trẻ là hoàn toàn bình thường và bạn sẽ bảo vệ trẻ.

4. GỌI SỰ GIÚP ĐỠ

Xâm hại trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật. Hãy báo cáo việc xâm hại này cho các cơ quan bảo vệ trẻ em hoặc tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em “số điện thoại 111”, người làm công tác bảo vệ trẻ em, Ủy ban nhân dân xã/phường và công an khu vực bạn ở. Bạn cũng có thể  tìm một nhân viên tư vấn để giúp trẻ hồi phục sau sự việc xâm hại này.

 Xâm hại tì.nh d.ụ.c có thể xảy ra đối với cả trẻ em trai và trẻ em gái.

---

FasTracKids Việt Nam luôn sẵn sàng cùng mẹ cha hỗ trợ mỗi bước phát triển của con qua việc ứng dụng chương trình giáo dục Kỹ năng sống, với sự dẫn dắt của các chuyên gia giáo dục nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nước.


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN HỖ TRỢ GIÁO DỤC VIỆT NAM

TỔNG ĐẠI LÝ NHƯỢNG QUYỀN FASTRACKIDS TẠI VIỆT NAM

Mỗi bài học FasTracKids đem lại cho con bạn một cơ hội để suy luận và tìm câu trả lời cho các hoạt động giải quyết vấn đề.

Phone
083.8438.338 – 083.VIET.EDU (Ext. 300)
085.542.1109 (Zalo)
Address
212/21 Nguyễn Văn Nguyễn
Phường Tân Định, Quận 1
TP.Hồ Chí Minh
Thời gian làm việc

Thứ 2 - thứ 6: 8g0 - 17g0
Thứ 7 & Chủ nhật: nghỉ

© 2023 fastrackidsvietnam.edu.vn. All Rights Reserved. Developed by Monster Design