Bắt nạt học đường không chỉ gói gọn ở hành vi bắt nạt thể chất mà còn có bắt nạt tinh thần. Vấn đề này để lại nhiều hậu quả nặng nề cho người bị bắt nạt và cả người bắt nạt. Đó có thể là sang chấn tâm lý, là trầm cảm, thậm chí nguy hại đến tính mạng. Hậu quả của bắt nạt học đường gây ra không chỉ ở thời điểm bắt nạt mà còn kéo dài, ám ảnh cả về sau.
Trước làn sóng âm ỉ của câu chuyện bắt nạt học đường, chúng ta, những bậc làm cha mẹ, những giáo viên cần trang bị sẵn sàng hành trang ứng xử vấn đề này cho các con. Đây là không chỉ vấn đề của cá nhân mà đó là câu chuyện mang tính hệ thống, cộng đồng.
- Giúp trẻ rèn được sự tự tin và tăng khả năng độc lập trong các hoạt động;
- Hướng dẫn trẻ khi nào nên hành động và lên tiếng vì bản thân;
- Giúp trẻ ghi nhớ những câu trả lời cứng rắn, nhưng giọng điệu hòa hoãn khi đối mặt với người bắt nạt. Ví dụ, trẻ có thể nói: Điều này không hề tốt cho cả 2; Mình không thích điều này; Hãy để mình yên.
- Cha mẹ cần lắng nghe, đồng cảm để trẻ luôn sẵn sàng chia sẻ: Tạo thói quen trò chuyện với trẻ hằng ngày như trước khi đi ngủ, đặt những câu hỏi cơ bản về việc con đã làm gì hôm nay, ở trường có điều gì vui, có điều gì khó chịu…?
- Rèn cho trẻ biết kiểm soát cảm xúc, bình tĩnh để ứng xử trước các tình huống;
- Giúp trẻ hiểu thế nào là bị bắt nạt, hướng dẫn trẻ thu thập các thông tin bị bắt nạt, tổng hợp và chia sẻ cụ thể với cha mẹ, thầy cô;
- Động viên trẻ, ghi nhận những gì trẻ làm được để tăng thêm sự tự tin trong trẻ, cũng như niềm tin giữa trẻ với người thân.
Đây là một câu chuyện cần thời gian và hành trình kiên trì bên trẻ. Cha mẹ quan tâm, lắng nghe để có thể dạy con những ứng xử phù hợp trước vấn nạn bắt nạt học đường, cha mẹ nhé!
---
FasTracKids Việt Nam luôn sẵn sàng cùng mẹ cha hỗ trợ mỗi bước phát triển của con qua việc ứng dụng chương trình giáo dục Kỹ năng sống, với sự dẫn dắt của các chuyên gia giáo dục nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nước.